🍀

Cất Cánh Cùng Đại Bàng

Cất cánh cùng đại bàng

Khi ta là một trong những người thành công trên thế giới thì những gì ta nói ra chính là kiến thức, khi ta trở thành một trong những người giàu có nhất quả đất những gì ta nói ra chính là chân lý. Và đó là cái bẫy của cuộc sống. Lời của đại bàng không thể áp dụng vào trong bộ não của bồ câu, vì bồ cầu sẽ phù hợp với bồ câu và chỉ đi với nhau. Trong cái xã hội này kẻ cầm tờ giấy thì rất nhiều nhưng kẻ là tiến sĩ thực thì chỉ là biến số. Bản chất rất cần cù nhưng lại dễ thỏa mãn. Dù là tiến sĩ nếu sau 6 năm không tự phát triển bản thân sẽ trở thành trung học thậm chí tệ hơn. Khi tầng nhận thức càng cao thì tính nguyên tắc càng cao và đó cũng là cái phá vỡ tầng nhận thưc đó. Vì thời gian luôn thay đổi nên nhận thức đó sẽ trở thành ngộ nhận làm mất đi sự liên kết trong vũ trụ. Khi nhận thức phát triển vượt bậc đến một mức nào đó thì nó sẽ đi tìm sự phù hợp với tầng giá trị đó và tất cả đều bị kiểm soát bởi nguyên tắc mà chính tầng nhận thức đó tự tạo ra. Nhưng điều đáng buồn là nguyên tắc lại thường nhầm lẫn với kỷ luật. Nếu muốn kết nối cả vũ trụ cần phải phá vỡ nguyên tắc đó. Cũng như phá vỡ vùng an toàn của những người nghèo trong xã hội. Nếu là đại bàng thì phải có mồm của đại bàng, cánh của đại bàng, cặp mắt của đại bàng chứ không thể nào gắn não bồ câu vào não đại bàng. Cũng như nếu ta là tiến sĩ thì ta phải biết kiến thức của một tiến sĩ cần phải biết. Đại bàng thì không thể bắt con của bồ câu về nuôi được nếu chỉ cho rằng con của bồ câu phù hợp những nguyên tắc của đại bàng. Thì sau khi bồ câu lớn lên nó sẽ phá vỡ uy tín của đại bàng. Vì não của nó chỉ là não bồ câu. Giữa sự cần cù, sự phù hợp và tính kỷ luật là những khái niệm khác nhau nên không được trộn lẫn vào nhau. Cũng như một chiếc iphone X, khách hàng đến và hỏi chip này là A10 hay A12 khác nhau thế nào ? nhân viên trả lời : A!0 hay A12 cũng như nhau, đều có thể gọi và nhắn tin được, chỉ cần biết đặc tính cơ bản nó là cái điện thoại là được rồi. Một lãnh đạo chết bởi tai nạn của cái ghế, một diễn giả chết bởi tai nạn ngôn từ. Và đó cũng chính là con của bồ câu phù hợp theo nguyên tắc được đại bàng nhặt về nuôi.
 
Đại bàng không nhất thiết là thiên tài nhưng phải lãnh đạo được những con đại bàng tài giỏi khác và tập sống chung với tật của nó. Chứ không phải là cần có hàng trăm con bồ câu ở bên cạnh. Quy luật tự nhiên sẽ tự gắn nhãn cho ta là thiên tài chứ không phải là thủ lĩnh của tổ chức bồ câu. Con người trong vũ trụ đến với nhau vì lòng biết ơn nhưng rời xa nhau nếu biết được đó là tổ chức bồ câu.

Ý kiến của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *